Năm 2019, cùng với việc làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng là cán bộ, công chức viên chức và người lao động trên địa bàn huyện, Hội đồng giáo dục QPAN huyện (HĐGDQPAN) phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện xây dựng kế hoạch mở 04 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho 243 lượt cán bộ, công nhân viên chức tham dự. Cụ thể: 02 lớp bồi dưỡng kiến thức QP_AN cho đối tượng là người lao động trong các Doanh nghiệp cho 120 người tham gia; 01 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các Vị chức việc của các tổ chức Tôn giáo, cho 45 vị được tham gia; mở 01 lớp Giáo dục kiến thức QP&AN cho 78 cán bộ nhân viên thuộc ngành Y tế - Giáo dục trên địa bàn huyện.
Thông qua công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm đối với thực hiện nhiệm vụ QP-AN cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn dân nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP-AN, gắn với phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương cơ sở.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức thực hiện công tác tổ chức quán triệt các văn bản của các cấp, các ngành về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN ở một số cơ quan, đơn vị, cơ sở mới chỉ quan tâm tới chiều rộng chưa chú ý chiều sâu; nhận thức về nhiệm vụ giáo dục QP-AN của một số bộ phận cán bộ, đảng viên chưa sâu sắc. Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ…
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế trong thực hiện công tác giáo dục QP-AN năm qua, rút ra bài học kinh nghiệm để áp dụng thực hiện trong thời gian tới. Đó là:
- Thường xuyên quán triệt sâu sắc quan điểm đường lối QP-AN của Đảng, nhiệm vụ giáo dục, bồi dưỡng QP-AN từng giai đoạn. Quá trình tổ chức thực hiện phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền một cách chặt chẽ, xác định đây là nhiệm vụ chính trị, là nội dung chiến lược của nền giáo dục toàn dân, phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó lấy cơ quan quân sự làm trung tâm để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN.
- Cơ quan thường trực Hội đồng giáo dục QP-AN phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý cán bộ và các cơ quan chức năng rà soát các đối tượng thuộc diện bồi dưỡng kiến thức QP-AN để có kế hoạch bồi dưỡng sát đúng; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục với tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người học. Thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên bảo đảm đủ số lượng, chất lượng, có phẩm chất, năng lực tốt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Từng bước tăng cường cơ sở, vật chất, trang thiết bị cho công tác giáo dục QP-AN.
- Đi liền với nâng cao chất lượng giảng dạy, Trung tâm BDCT thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Xây dựng ngân hàng đề thi, tổ chức lựa chọn ngẫu nhiên nội dung thi, kiểm tra; kết hợp thi, kiểm tra với tổ chức cho học viên viết thu hoạch theo hướng đề cao vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, gắn nội dung lý luận được bồi dưỡng. Biểu dương, khen thưởng các học viên có thành tích xuất sắc trong quá trình tham gia bồi dưỡng kiến thức QP-AN của huyện và địa phương