HỘI NÔNG DÂN HÀM TÂN: TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

Thực hiện Chương trình liên tịch giữa Hội Nông dân huyện và Ngân hàng CSXH, được sự quan tâm của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội nói chung, hoạt động của Ngân hàng CSXH (Chính sách xã hội) nói riêng. Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” đã tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện. Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đã ban hành nhiều văn bản triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn Hội Nông dân cơ sở quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng CSXH triển khai đến từng cán bộ, hội viên, nông dân thông qua các buổi sinh hoạt chi, tổ Hội, tổ TK&VV.

Quán triệt, triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư gắn với triển khai thực hiện các công đoạn ủy thác giữa Hội Nông dân với Ngân hàng CSXH nhằm thực hiện tốt chủ trương huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; công tác điều tra, xác định đối tượng được vay vốn; phối hợp giữa các hoạt động đào tạo nghề và chuyển giao Khoa học kỹ thuật với hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng CSXH với mục đích mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân nghèo, tạo nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số… góp phần cùng chính quyền địa phương giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện Hàm Tân.

Kết quả, từ năm 2014 đến nay, đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền được 612 buổi/14.261 lượt cán bộ, hội viên, nông dân tham dự trong đó chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng ưu đãi, đặc biệt là chính sách liên quan đến việc cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên, vốn giải quyết việc làm,… Dư nợ do Hội quản lý từ các nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện là 87,803 tỷ đồng/3.086 hộ vay/66 tổ. Quan tâm củng cố, kiện toàn các tổ vay vốn hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác. Để đảm bảo nguồn vốn không bị thất thoát, Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện lựa chọn những hội viên có trình độ, uy tín, khả năng trong công tác tuyên truyền vận động để bầu làm tổ trưởng các tổ vay vốn. Phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức 8 đợt tập huấn nghiệp vụ công tác Hội, nghiệp vụ quản lý các nguồn vốn vay và hướng dẫn cho 562 cán bộ BCH, chi, tổ Hội và các tổ trưởng làm công tác ủy thác nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong hệ thống Hội; cử 55 cán bộ chủ tịch, phó chủ tịch tập huấn nghiệp vụ tại tỉnh. Tổ chức trên 200 cuộc kiểm tra tại 10 cơ sở Hội và các tổ TK&VV và trên 2.000 hộ vay; cấp trên tổ chức 5 cuộc kiểm tra, giám sát đối với Hội Nông dân huyện và cơ sở; phối hợp cùng Ngân hàng CSXH xử lý các món vay chây ì, nợ quá hạn;... Các cơ sở Hội cùng với Ngân hàng CSXH huyện, các tổ TK&VV đều tổ chức giao ban định kỳ và chấp hành tốt việc giám sát các phiên giao dịch các hoạt động giao dịch để kịp thời trao đổi những vấn đề phát sinh trong việc vay vốn, nắm bắt tình hình cho vay và hoàn trả vốn, lãi; thực hiện việc thu lãi, tiết kiệm và thu nợ gốc của các thành viên vay vốn và tổ tiết kiệm. Qua đó, kịp thời giải quyết các thắc mắc của các hộ vay vốn, giám sát theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của các hộ; đồng thời, đôn đốc nhắc nhở hoàn trả vốn lãi đúng thời gian quy định.

Hội Nông dân Hàm Tân tham gia cuộc thi “Tìm hiểu về Chỉ thị 40-CT/TW

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội đã mang lại nhiều kết quả thiết thực. Thông qua tín chấp của tổ chức Hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận các nguồn vốn và được trang bị kiến thức về khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào chăn nuôi, sản xuất góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nguồn phí ủy thác trích cho tổ chức Hội đã khuyến khích, động viên cán bộ Hội tham gia quản lý tốt nguồn vốn; tạo nguồn kinh phí để Hội thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý tín dụng; tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng CSXH. Đồng thời, triển khai tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình công tác Hội; chủ động nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của hội viên nông dân để có hướng giúp đỡ, hỗ trợ và đề xuất các cấp lãnh đạo giải quyết nhằm thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia sinh hoạt Hội. 

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động hội viên nông dân trong việc sử dụng vốn vay có lúc, có việc còn hạn chế; việc đôn đốc nợ quá hạn, thu lãi còn chưa quyết liệt, chưa có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả nên tỷ lệ lãi tồn, nợ quá hạn còn xảy ra. Ý thức trách nhiệm của một số hội viên nông dân trong việc trả lãi, gốc chưa cao, còn tình trạng chây ì.

Thời gian tới, Hội Nông dân huyện và cơ sở cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: Các cơ sở Hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các tài liệu có nội dung về hoạt động tín dụng đến từng cán bộ, hội viên nông dân và các đối tượng chính sách khác; nhất là Chỉ Thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến các đối tượng thụ hưởng; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội. Đẩy mạnh công tác phối hợp trong triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, dịch vụ, hỗ trợ hội viên nông dân về giống, vốn, khoa học kỷ thuật để giúp nông dân sử dụng vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn vay như: Mở các lớp tập huấn, thực hiện các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, các cuộc hội thảo đầu bờ. Triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong hệ thống tổ chức Hội....

Hy vọng trong thời gian tới, Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại huyện Hàm Tân không ngừng tăng trưởng về quy mô và chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố; góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm cho hội viên nông dân và nhân dân huyện nhà./.


Các tin khác