Hàm Tân: Một số kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác dân tộc.

Huyện Hàm Tân có diện tích 73.856 ha, dân số 74.214 người, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 xã và 02 thị trấn với 15 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào DTTS có 1.081 hộ/4.685, chiếm tỷ lệ 6,31% so với dân số toàn huyện, chủ yếu là dân tộc Chăm, Rai (Raclay), Châu Ro...

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) và Nghị quyết số 15-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Hàm Tân đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển sản xuất, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn vốn khác, công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà ở hộ nghèo, hộ cận nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số được cấp ủy, chính quyền và Mặt trận đoàn thể quan tâm chăm lo giải quyết, cơ bản xóa nhà tạm nhà dột nát, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo các năm. Qua rà soát, số hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số năm 2003 là 705 hộ, năm 2005 là 458 hộ, đến nay còn 178 hộ/1.081 khẩu, chiếm tỷ lệ 16,46% so với tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS so với tỷ lệ hộ nghèo chung trên toàn huyện là 16,56%. Đã hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho 404 hộ đồng bào DTTS, với tổng kinh phí là 4.445 triệu đồng; đến cuối năm 2018 đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Đã tổ chức 118 lớp tập huấn/ tổng kinh phí 189,97 triệu đồng về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; cấp 484,23 ha cho 358, đa số diện tích đất được cấp đều được các hộ đồng bào đưa vào sản xuất có hiệu quả góp phần cải thiện đời sống. Thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ 1.622,3 ha rừng cho 50 hộ xã Sông Phan, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng được chi trả 200.000đ/ha/năm và mỗi năm trang bị cho mỗi hộ nhận khoán 01 bộ quần áo, mũ để đi rừng; giải ngân cho 267 hộ vay hơn 2,7 tỷ đồng mua 453 con bò sinh sản. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình, Internet, điện thoại di động ngày càng tăng; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia, nước hợp vệ sinh trên 95%. Cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy luôn được quan tâm đầu tư; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; đã có 12.083 lượt học sinh được thụ hưởng chế độ chính sách đối với con em dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách theo QĐ/93, QĐ/24, QĐ/112, NĐ/49 với tổng số tiền là 9.149.119.506 đồng. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được tăng cường; hệ thống trạm y tế xã, thị trấn được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng: 10/10 xã, thị trấn đều có trạm y tế. Song song với việc phát triển kinh tế, các bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm giữ gìn và phát huy. Các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động và đạt hiệu quả.

          Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc ở huyện Hàm Tân vẫn còn một số hạn chế nhất định.  Kinh tế phát triển chậm, trình độ sản xuất của đồng bào còn thấp, hiệu quả chưa cao; vẫn còn một bộ phận đồng bào DTTS trông chờ vào chế độ trợ cấp của Nhà nước, không chủ động lao động, sản xuất nên cuộc sống vẫn còn khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao, giảm nghèo chưa vững chắc; có nơi đồng bào còn thiếu đất sản xuất; kết cấu hạ tầng một số nơi thiếu và bị xuống cấp; mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào chưa cao; ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường còn thấp; việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình còn nhiều hạn chế; một bộ phận đồng bào DTTS chưa tích cực tham gia các lớp đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phù hợp để cải thiện, nâng cao thu nhập; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp; hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều hạn chế; một số hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại.

          Để thực hiện tốt công tác dân tộc trong thời gian tới, huyện Hàm Tân đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, trọng tâm là tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 24-NQ/TW đến tận cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách dân tộc, bình đẳng, đoàn kết, tượng trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Chăm lo phát triển chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng – an ninh; giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống của đồng bào dân dộc. Quan tâm đến công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng đồng bào dân tộc. Tranh thủ các nguồn lực, chương trình, dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đồng bào dân tộc vươn lên làm giàu, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng./.


Các tin khác