Hình thức tổ chức quản lý, bảo vệ rừng có sự phối hợp giữa chủ rừng với hộ nhận khoán. 50 hộ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng thường xuyên tổ chức thành từng nhóm, tổ tuần tra, bảo vệ rừng. Tính từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013, các hộ nhận khoán đã phát hiện và kết hợp với lực lượng chuyên môn bắt giữ 13 vụ đưa phương tiện vào rừng khai phá trái phép, xử phạt 14.000.000đ; bắt giữ 07 vụ vận chuyển lâm sản trái phép, thu giữ 7 xe máy, thu gom 9,2358 m3 gỗ vi phạm chuyển về Hạt Kiểm lâm huyện xử lý; phát hiện, lập biên bản 03 vụ lấn chiếm đất lâm nghiệp, xử phạt 1.500.000đ…
Nhìn chung, công tác giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho hộ đồng bào DTTS đạt kết quả tốt, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đồng bào, hạn chế nạn phá rừng làm rẫy. Mối quan hệ giữa đồng bào với lực lượng bảo vệ rừng ngày càng gắn bó, nhận thức của đồng bào về công tác quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên. Những năm qua không xảy ra việc các hộ DTTS tự phá rừng được giao khoán quản lý, bảo vệ.
Tuy nhiên theo nhận định sơ bộ, công tác phối hợp tuyên truyền, giáo dục, khảo sát diện tích rừng được giao khoán, nghiệm thu, thanh toán tiền công nhận khoán của một số đơn vị và còn chậm, thiếu kịp thời. Định mức tiền công nhận khoán bảo vệ rừng cần điều chỉnh phù hợp hơn so với mức giá còn quá thấp 200.000đ/01 ha/01 năm hiện nay.
Quốc Thái