Lễ Vu Lan là một trong những lễ hội lớn, mang tính truyền thống của Phật giáo Việt Nam, khơi dậy lòng nhớ ơn và báo hiếu đối với ân đức sinh thành, dưỡng dục của các bậc cha, mẹ. Đó chính là tình mẫu tử thiên thu bất diệt có thể lay động cả Thiên đình của Mục Kiền Liên xuống ngục A Tỳ cứu mẹ. Có thể nói đây là một lễ hội văn hóa tâm linh lâu đời, gắn kết cội nguồn mạch sống. Trong đó tín ngưỡng dân gian được hòa quyện cùng với tâm linh tôn giáo. Nó lan tỏa không chỉ ở trong đời sống tinh thần của bà con phật tử mà còn tác động mạnh mẽ đến đạo hiếu làm người, làm con của các tầng lớp khác trong xã hội. Thờ cha, kính mẹ, báo ân, báo hiếu, đó là đạo lý, đó là cội nguồn là mạch sống, là một trong những nét đẹp, đặc trưng của nền văn hóa thuần Việt.Đó cũng chính là những điểm làm cho triết lí phật giáo gần gũi với đạo đức chủ nghĩa xã hội khoa học, mà thông điệp “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” đã trở nên thực tế hơn.
Người nào muốn nhớ đến công ơn của các bậc sinh thành đều có thể tới chùa
dịp Vu Lan để được cài hoa hồng (ảnh minh họa)
Đối với những người con xa xứ như chúng tôi, không được gần gũi gia đình, người thân đặc biệt là những người đã sinh thành, dưỡng dục, những ngày này xin hãy một lần đặt chân lắng đọng hồn mình nơi cửa Phật, nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ. Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương không quên mẹ, dù đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi sẽ khóc than cũng không còn kịp nữa”./.
(Xuân Thông)