Đến nay, huyện Hàm Tân có 19.671 hộ gia đình đạt "Gia đình học tập"; 07 dòng họ đạt "Dòng họ học tập; 53 thôn, khu phố được cộng nhận danh hiệu "Cộng đồng học tập" đạt tỷ lệ 100% tổng số thôn, khu phố toàn huyện; có 45 đơn vị được công nhận "Đơn vị học tập" đạt tỷ lệ 100% tổng số đơn vị thuộc xã quản lý. Nhiều mô hình tích cực với những cách làm hay, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ đối với cộng đồng như gia đình bà Lê Thị Nga, thôn 1 xã Tân Phúc nhiều năm liền đạt danh hiệu gia đình hiếu học xuất sắc, mô hình xây dựng “Cộng đồng học tập” ở KP6, Thị trấn Tân Nghĩa từ năm 2016 đến nay luôn được UBND Thị trấn công nhận danh hiệu “Cộng đồng học tập” … Nhờ đó, tỷ lệ học sinh bỏ học tại các cấp học trên địa bàn huyện giảm đáng kể. Các mô hình này đã tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa…, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của huyện.
Ngoài ra trong 5 năm qua, thông qua hội khuyến học từ huyện đến các xã, thị trấn đã cấp 14.903 suất học bổng với số tiền gần 7,4 tỷ động, hỗ trợ cho học sinh nghèo 30.598 suất với số tiền trên 7,1 tỷ đồng, hỗ trợ khen thưởng khuyến khích học sinh nghèo học giỏi 51.275 suất với số tiền trên 3,7 tỷ đồng. Năm 2020 và những năm tiếp theo, huyện Hàm Tân tiếp tục nhân rộng và triển khai các mô hình học tập, đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời; đồng thời đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng nông thôn mới, đời sống văn hóa ở khu dân cư, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…
Với sự nỗ lực cố gắng, tâm huyết của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của Mật trận tổ quốc và các đoàn thể, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến học và đại diện các mô hình học tập tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện kế hoạch số 493 ngày 23/2/2016 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về triển khai nhân rộng các mô hình học tập từ năm 2016 đến nay; sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện. Hội Khuyến học các cấp đã có nhiều khắc phục khó khăn, bám sát các nội dung đã đề ra, tham mưu cho cấp ủy, UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn hằng năm triển khai nhân rộng các mô hình rộng khắp các địa phương trong toàn huyện, thu hút các tầng lớp nhân dân, các cơ quan đơn vị, các trường học… tham gia thực hiện tích cực, nhờ đó mà kết quả nhân rộng các mô hình đạt được năm sau cao hơn năm trước.
Để làm tốt hơn nữa công tác khuyến học, khuyến tài, trong thời gian tới. Hội Khuyến học huyện cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp như sau:
- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Kế hoạch số 160-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 4287 của UBND tỉnh về tiệp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Khuyến học, Khuyến tài, xây dựng một xã hội học tập.
- Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể và Hội quần chúng tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện và nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị; định kỳ hằng năm tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm.
- Tham mưu cho UBND, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức đăng ký, đánh giá, xếp loại công nhận các danh hiệu “Gia đình hiếu học” "Dòng họ hiếu học", "Cộng đồng học tập" thôn, khu phố và “Đơn vị học tập” ở cơ sở thuộc xã, thị trấn quản lý theo Thông tư số 44/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.