Hàm Tân: Một số kết quả sau 05 năm tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Hàm Tân có diện tích 73.914 ha, dân số 70.781 người, được chia thành 08 xã và 02 thị trấn với 14 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có 1.224 hộ/5.385 khẩu, chiếm tỷ lệ 7,608% so với dân số toàn huyện, chủ yếu là dân tộc Chăm, Rai (Raclay), Châu Ro...

Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 02/10/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Tân đã không ngừng tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị nhờ đó đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển sản xuất, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Qua rà soát, số hộ nghèo DTTS toàn huyện năm 2015 là 440 hộ, hộ cận nghèo 141 hộ; đến nay còn 140 hộ nghèo và 242 hộ cận nghèo. Phối hợp thực hiện các dự án thuộc Chương trình 135 đã hỗ trợ mua 20 con bò cho 20 hộ đồng bào DTTS; hỗ trợ 100 triệu đồng mua trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cho 26 hộ; lắp đặt đồng hồ điện 83hộ/632 triệu. Thực hiện chủ trương cấp đất cho đồng bào dân tộc, dự án khai hoang tại tiểu khu 393B xã Tân Hà, năm 2017 đã cấp 19 giấy CNQSDĐ cho 18 hộ dân với diện tích 32 ha; hiện nay đang tiến hành thực hiện đo đạc để tiến hành phân lô, cắm mốc và làm các thủ tục cấp đất giai đoạn 2 cho 54 hộ/95 ha. Nhằm tạo điều kiện cho đồng bào DTTS có vốn để phát triển sản xuất, 05 năm qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã thực hiện việc cho vay để phát triển sản xuất góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững đối với 1.467 lượt hộ đồng bào DTTS với số tiền 30,503 tỷ đồng. Tổ chức 50 lớp tập huấn với tổng kinh phí 90 triệu đồng về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị sản phẩm. Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho 25 hộ với tổng kinh phí 750 triệu đồng; đến cuối năm 2018 đã cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ 1.622,3 ha rừng cho 50 hộ đồng bào DTTS xã Sông Phan. Tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình, Internet, điện thoại di động ngày càng tăng; tỷ lệ hộ dùng điện lưới quốc gia, nước hợp vệ sinh trên 95%. Cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy luôn được quan tâm đầu tư; 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; duy trì tổ chức dạy tiếng Chăm cho học sinh trường Tiểu học Tân Thắng 2 với 04 lớp/110 học sinh. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân được tăng cường; hệ thống trạm y tế xã, thị trấn được quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng: 10/10 xã, thị trấn đều có trạm y tế. Song song với việc phát triển kinh tế, các bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm giữ gìn và phát huy. Các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc được phát động và đạt hiệu quả. Đến cuối năm 2019 có 53/53 thôn, khu phố đạt danh hiệu thôn, khu phố văn hóa.

Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa việc tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, ban, ngành Mặt trận, đoàn thể huyện Hàm Tân cần phải tiếp tục: Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vấn đề dân tộc. Tích cực huy động các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của đồng bào dân tộc; thực hiện có hiệu quả các chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân trong đó có đồng bào dân tộc. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung, phương thức công tác vận động đồng bào dân tộc, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng. Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, trao đổi kinh nghiệm giúp đồng bào nâng cao nhận thức thay đổi tư duy, xóa dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại; quan tâm nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của đồng bào để phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, giải quyết, tháo gỡ kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc phát sinh trong đồng bào./.


Các tin khác