HUYỆN HÀM TÂN: LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN.

Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đã được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 5 thông qua vào ngày 15/6/2004 và được Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2005/ND-CP ngày 18/7/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân. Tuy nhiên, cần làm gì để nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân là vấn đề đặt ra cho Mặt trận các cấp trong huyện trong thời gian tới.

Ban TTND tham gia binh xet xay dung nha o cho ho ngheo

Tình hình tổ chức của Ban Thanh tra nhân dân

Thực hiện Hướng dẫn số 137/HD-MTTQ-BTT ngày 24/7/2013 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về việc tiếp tục củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Ngay sau khi hoàn thành Đại hội Mặt trận cơ sở, Mặt trận 10/10 xã, thị trấn đã tiến hành củng cố các Ban Thanh tra nhân dân, tổng số có 73 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch Mặt trận các xã, thị trấn làm Trưởng Ban Thanh tra nhân dân.

Thực trạng và tình hình hoạt động

Trong 5 tháng đầu năm 2014, Ban Thanh tra nhân dân của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có nhiều cố gắng, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở theo Pháp lệnh 34 ngày 20/7/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể như: Ban Thanh tra nhân dân tập trung vào việc giám sát tình hình thực hiện chế độ chính sách cho gia đình chính sách, hộ nghèo, giám sát việc đóng góp của nhân dân để làm giao thông nông thôn, giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân…trong 5 tháng đầu năm đã phối hợp tổ chức 23 đợt giám sát 7 tuyến đường giao thông nông thôn; 41 đơn thư khiếu nại, tố cáo của cá nhân và tập thể, đã tham gia hoà giải thành 33 vụ và chuyển các ngành chức năng là 08 đơn; giám sát việc bình xét 46 hộ nghèo và 93 hộ cận nghèo…. Qua đó đã kịp thời phát hiện những sai sót trong quản lý, điều hành của chính quyền, các ngành, kịp thời kiến nghị những thắc mắc chính đáng của bà con nhân dân với các cấp có thẩm quyền.

Tuy nhiên, Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân còn nhiều hạn chế cần quan tâm khắc phục đó là: một số Ban Thanh tra nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức, công tác phối hợp chưa thường xuyên, thiếu kịp thời; Một số Ban Thanh tra nhân dân chưa nắm rõ chức năng, nhiệm vụ của mình, chưa được tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ nên trong công tác thanh tra còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ phụ trách còn hạn chế, chưa nắm được quy trình và phương pháp làm việc. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ một số xã, thị trấn thiếu kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn Ban TTND các nội dung hoạt động gần như khoán trắng cho đồng chí Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, thị trấn kiêm Trưởng Ban TTND chịu trách nhiệm.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới

Từ thực trạng trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Hàm Tân tại Công văn số 1914-CV/HU ngày 27/6/2014 về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong việc thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở. Đồng thời để hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ngày càng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Cấp ủy các xã, thị trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Định kỳ hàng năm tổ chức quán triệt, tập huấn cho thành viên Ban Thanh tra nhân dân về các văn bản liên quan như Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 99/2005/NĐ-CP, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo…kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân để kịp thời chấn chỉnh; quan tâm hỗ trợ kinh phí, minh bạch thông tin tạo cơ sở pháp lý để hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn.


Các tin khác